DỊCH BỆNH CHÚNG TA CÙNG CHUNG SỐ PHẬN TRÊN CÙNG HÒN ĐẢO
ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN KHÔNG NÊN CHỈ TẬP TRUNG VÀO SỰ KHẨN CẤP TRƯỚC MẮT
Báo chí liên hệ: Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan
Chen Xiulian 0939503121 Xu Chunhuai 0954065543

Sau vụ lây nhiễm tập thể gần đây ở nhà máy in tại thành phố Tân Bắc, công ty điện tử KYEC (Ching-Yuan) và GREATEK (Chao-Feng) ở huyện Miêu Lật (Miaoli) cũng đã bùng phát lây nhiễm. Kể từ ngày 4 tháng 6, công ty điện tử Ching-Yuan có tổng cộng 131 ca (14 ca là người dân địa phương và 117 ca là di công), danh sách những người đã từng tiếp xúc là 323 người; công ty điện tử Chao-Feng có 9 ca. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh khẩn trương thiết lập một trung tâm chỉ huy chuyển tiếp đến Miêu Lật, để tiến hành xét nghiệm nhanh và thực hiện các biện pháp xử lý liên quan.

Bộ Lao động! Triển khai còn không đủ, không thể nói đến việc đi đầu
Vì nhà máy điện tử thuê một lượng lớn di công, họ sống trong các ký túc xá, không gian chật hẹp, khó duy trì khoảng cách xã hội. Khi dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái, đoàn thể di công đã nhiều lần đưa ra vấn đề về chỗ ở và phòng chống dịch cần được đưa vào cân nhắc phòng chống dịch bệnh tổng thể. Tuy nhiên, không thấy có động thái tích cực nào của Bộ Lao động, cơ quan có thẩm quyền về những người lao động di công. Sự lây nhiễm trong nhà máy và ký túc xá cuối cùng đã bùng phát một năm sau đó.
Hiện có 710, 000 di công tại Đài Loan, gần 470, 000 công nhân ngành công nghiệp buộc phải sống trong ký túc xá do chủ hoặc môi giới cung cấp. Phòng ở tốt có thể ở 4 đến 8 người, có khi chục người trong một phòng. Hoặc thậm chí như năm 2018, di công Việt Nam tại nhà máy ở Xi Zhi đã có cuộc biểu tình tập thể do không chịu nổi cảnh một khu ký túc xá chật cứng hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Không gian ký túc xá chật hẹp. Phòng tắm dùng chung thì khó duy trì khoảng cách xã hội. Luôn tồn tại tiềm ẩn lo lắng lây nhiễm tập thể.

Trong những năm qua, các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Lao động đối với di công chỉ có bản dịch thông tin song ngữ cơ bản nhất, cách ly và kiểm dịch cho di công khi nhập cảnh chứ không kiểm tra môi trường ký túc xá y tế toàn diện cho họ hoặc tăng cường thông tin phòng chống dịch vào cộng đồng di công,v.v… Chưa thể nói đến việc đi đầu, thậm chí về triển khai cơ bản cũng chưa đủ.

Bộ Lao động ! Kịp thời khắc phục- Đừng nói suông
Từ lâu di công đã bị gạt ra ngoài lề xã hội do chính sách phân biệt đối xử. Các vấn đề họ gặp phải đều
dùng phương pháp xử lý nghiêm ngặt để giải quyết. Nếu di công ngành nghề đánh bắt cá không có nơi ở trên bờ, xuống tắm tại cảng cá, không đeo khẩu trang thì bị phạt; trong thời gian dịch bệnh và phòng dịch,việc đi lại bị hạn chế và các ngày nghỉ bị hủy bỏ; di công bỏ trốn vì chăm sóc bệnh nhân nhiễm dịch bị chỉ trích “mang vi-rut chạy khắp nơi”, hoặc coi di công là sơ hở trong phòng chống dịch.

Hiện nay Bộ Lao động đã đề xuất trước khi dịch bệnh báo động cấp 3 được hủy bỏ, tạm thời cấm di công chuyển đổi chủ trên khắp Đài Loan.

Tuy nhiên, sự lây nhiễm của di công lần này là do môi trường ký túc xá và nơi làm việc chật hẹp. Chúng ta không thấy Bộ Lao động có ý định giải quyết các vấn đề về môi trường lao động của di công và đề xuất cụ thể phương pháp cải tiến lâu dài. Thay vào đó là giải quyết bằng cách hạn chế quyền lợi của di công. Ảnh hưởng đến chính sách trọng đại như vậy nhưng vẫn không có chi tiết liên quan hoặc hướng dẫn hỗ trợ và càng không có bản dịch song ngữ kịp thời.

Trong trường hợp không có song ngữ và không đủ thông tin chi tiết, khiến nhiều di
công hoảng sợ, bản thân lo lắng về số lượng lớn người trong ký túc xá và vẫn phải đi làm.Vậy làm sao để bảo vệ sự an toàn của chính mình? Cũng có di công lo lắng ngay cả khi đã đợi vài tháng mới nhận được Giấy phép chuyển chủ, thì có chủ mới nhận hay không? Nhiều di công lo lắng về việc dịch bệnh không biết sẽ kéo dài bao lâu. Trong thời gian tạm dừng chuyển chủ mà không có bất kỳ thu nhập nào.Vậy làm thế nào để đối phó với chi phí sinh hoạt hàng ngày và gánh nặng tài chính của gia đình? Chúng tôi cũng lo lắng, di công hiện đang bị cách ly có thể nhận được thông tin đầy đủ hay không? Có ai giải thích cho họ biết hiện tại quy trình nào đang được tiến hành và tiếp theo sẽ được sắp xếp như thế nào? Trong trường hợp bị cách ly, nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc không đủ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, có nhân viên song ngữ thân thiện với di công để có thể hỏi, có thể cung cấp các nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày hay không?

Đánh giá chung về công tác phòng chống dịch của người lao động, mới có thể sống trên cùng một hòn đảo
Trong năm qua, các đoàn thể lao động đã nhiều lần đưa ra đề xuất về các chính sách phòng chống dịch bệnh cho di công,bao gồm: Thông tin phòng chống dịch phải sử dụng song ngữ, việc đặt mua khẩu trang phải thân thiện với người lao động, lao động bỏ trốn “không bị trục xuất, không bị trừng phạt, cấp lại tư cách”. Các vấn đề về môi trường trong ký túc xá của người lao động,v.v… Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến đó, Bộ Lao động đều coi như không nghe thấy.

Sau đợt bùng phát lây nhiễm di công tại “Trung tâm quản lý y tế” vào năm ngoái và ngày 3 tháng 3 năm 2021, Bộ Lao động mới tổ chức cuộc họp “Nghiên cứu các quy định về an toàn vệ sinh môi trường ký túc xá cho người lao động nhập cư”, đồng thời kết luận “Chính phủ nên lập kế hoạch tập trung và cung cấp chỗ ở khi đến Đài Loan”.(Hiện tại vẫn chưa có hành động cụ thể nào). Chúng tôi nghĩ rằng chính phủ cung cấp các dịch vụ công cộng thích hợp cho di công, không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà đó cũng chính là hướng đi đúng và có lợi nhất cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Vào ngày 4 tháng 6, trong một cuộc họp báo của Trung tâm chỉ huy, Bộ trưởng Trần Thời Trung cho biết sẽ “đánh giá” tất cả các di công ở toàn Đài Loan càng sớm càng tốt. Chúng tôi cũng đưa ra một số đề xuất ở đây:

1. Tổ chức lại năng lực phòng chống dịch để đối phó với các tình huống trong tương lai

      Sau sự cố lây nhiễm đám đông, chúng ta nên kiểm tra lại số lượng khách sạn phòng dịch, trạm kiểm dịch tập trung đã đủ chưa? Di công đến Đài Loan đều là người lạ. 700, 000 người này không thể có điều kiện cách ly mỗi người một phòng và chủ của họ chưa thể tự chuẩn bị đầy đủ không gian cách ly cho họ. Nếu một vụ lây nhiễm quy mô lớn xảy ra với nhóm di công, các nguồn lực công lập của chúng ta (các trạm kiểm dịch tập trung và các khách sạn phòng chống dịch) có đủ để xử lý không? Những vấn đề này đòi hỏi những tính toán hợp nhất cụ thể để đối phó với những trường hợp khắc nghiệt hơn trong tương lai.

2. Cấm đổi chủ bị ảnh hưởng rất lớn, cần có sự hỗ trợ đặc biệt trong những giai đoạn đột xuất

        Vào ngày 5 tháng 6, Bộ Lao động cấm hoàn toàn di công chuyển đổi chủ. Chính sách này ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi của di công.

Đặc biệt là “tranh chấp lao động” sẽ không giảm vì dịch bệnh, “thời hạn làm việc” không vì dịch bệnh mà hoãn lại được. Đối với di công mà nói, việc đổi chủ thường là sự lựa chọn bắt buộc. Nếu họ làm việc suôn sẻ ở một nơi, họ có thể sẽ không muốn đổi chủ. Vào thời điểm này, trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Bộ Lao động đã đưa ra các biện pháp hạn chế di công, chúng tôi cho rằng ít nhất phải có các phương pháp hỗ trợ tương ứng:

1.1. Tại những công xưởng không có dịch bệnh, nếu di công khiếu nại chủ vi phạm pháp luật hoặc di công hết thời hạn làm việc, nên đồng ý cho họ chuyển chủ, hỗ trợ bố trí nơi ở hợp lý, trong điều kiện phòng chống dịch bệnh ổn định, sắp xếp việc chuyển đến chủ mới.

1.2. Do những hạn chế của chính sách ban đầu, di công đổi chủ trong trường hợp không bình thường chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, chúng tôi cho rằng, trong điều kiện phòng chống dịch bệnh ổn định, di công nếu đã có giấy phép chuyển chủ vẫn được chủ mới nhận.

1.3. Di công ở Đài Loan không có Bảo hiểm việc làm và không được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thất nghiệp. Chúng tôi cho rằng nếu Bộ Lao động cấm di công không được chuyển sang chủ mới trong khi họ đã có giấy phép chuyển chủ, họ cũng sẽ được nhận trợ cấp cứu trợ có liên quan.

3. Bảo vệ quyền lợi cho di công và đảm bảo quyền làm việc không bị ảnh hưởng nếu bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly

       Các công xưởng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh có thể khiến di công buộc phải chấm dứt hợp đồng. Ngay cả khi việc chuyển chủ hiện đang bị cấm, di công có thể bị buộc về nước hoặc buộc phải nghỉ không lương, không được nhận lương cơ bản. Bộ Lao động cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo rằng quyền lợi của di công trong thời kỳ dịch bệnh không bị ảnh hưởng. 

       Trước đây, đã từng có trường hợp di công cách ly đã bị môi giới yêu cầu thu phí và họ không nhận được tiền trợ cấp phòng dịch mỗi ngày 1,000 Đài tệ. Bộ Lao động cần đảm bảo rằng di công không bị thu thêm phí trong thời gian trị bệnh vì nhiễm bệnh hoặc bị cách ly và hỗ trợ họ nhận các khoản trợ cấp liên quan đến phòng chống dịch. Điều quan trọng nhất là, Bộ Lao động phải đảm bảo rằng di công bị nhiễm bệnh hoặc bị cách ly sẽ không bị chủ sa thải hoặc cho về nước.

4. Người chăm sóc gia đình và khán hộ công gia đình người nước ngoài được đưa vào danh sách dùng công quỹ tiêm chủng phòng dịch 

       Hiện tại danh sách những người được dùng công quỹ để tiêm chủng phòng dịch có 11 hạng mục. Hạng mục thứ 5 là: “Người được chăm sóc, người chăm sóc, nhân viên, người đến nhà phục vụ, nhân viên xã hội của các cơ sở chăm sóc dài hạn như viện điều dưỡng, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc ban ngày, cơ sở phúc lợi xã hội.v.v…”.

Lý do ưu tiên dùng công quỹ để tiêm chủng phòng dịch là “để duy trì hoạt động của tổ chức và hệ thống chăm sóc phúc lợi xã hội”.

       Đối với dịch vụ chăm sóc dài hạn ở Đài Loan hiện nay, ngoài các cơ sở chăm sóc dài hạn như phía trên đề cập đến: “ viện điều dưỡng, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc ban ngày, cơ sở phúc lợi xã hội.v.v…”, chúng ta có khoảng 60% nhu cầu chăm sóc dài hạn rất tin tưởng vào “người chăm sóc gia đình” và “khán hộ công nước ngoài”. Công việc hàng ngày của họ thực sự cũng như công việc của những nhân viên chăm sóc của “ viện điều dưỡng, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc ban ngày, cơ sở phúc lợi xã hội.v.v…”. Điểm khác biệt chỉ là nơi mà họ chăm sóc phần lớn đều ở trong nhà, nhưng họ vẫn phải thường xuyên ra ngoài mua đồ, lấy thuốc và đưa người được chăm sóc đi tái khám,v.v…Những người khuyết tật mà họ chăm sóc thường là người “sau khi bị nhiễm trùng dễ bị biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong”.  

       Điều chúng tôi lo lắng là một khi mà “người chăm sóc gia đình” hoặc “khán hộ công nước ngoài” bị nhiễm bệnh thì nguồn lực chăm sóc lâu nay vốn đã khan hiếm trong điều kiện bình thường rồi, giờ trong điều kiện cấp thiết có đáp ứng được nhu cầu chăm sóc của những người này không? 

       Do đó, chúng tôi khuyến nghị Trung tâm chỉ huy, với mục tiêu quan trọng là “để duy trì hoạt động của tổ chức và hệ thống chăm sóc phúc lợi xã hội”, nên xem xét đưa “người chăm sóc gia đình” và “khán hộ công nước ngoài” vào nhóm người được dùng công quỹ để tiêm chủng phòng dịch, để tránh bị nhiễm dịch, tránh xảy ra tình trạng “không có người chăm sóc”.

5. Quy hoạch thay thế ký túc xá mà môi giới không quản lý được bằng ký túc xá công lập

       Sự bùng phát lây nhiễm hàng loạt tại nhà máy điện tử ở Miêu Lật lần này là hậu quả của việc không quan tâm đến vấn đề chỗ ở của di công từ suốt bấy lâu nay. Tiền lương hàng tháng của di công đều bị trừ chi phí ăn ở, nhưng họ không được cung cấp môi trường ký túc thích đáng. Trước khi xảy ra dịch bệnh, đã có rất nhiều di công tử vong do công xưởng và nơi ở không được tách biệt. Sau khi dịch bùng phát, di công tiếp tục sống trong không gian ngột ngạt và chật hẹp vì điều nay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của xã hội Đài Loan và đến nay vẫn chưa được coi trọng.

       Bộ Lao động cho biết, kể từ ngày 4 tháng 6 sẽ bắt đầu cùng với chính quyền địa phương kiểm tra các ký túc xá có hơn 100 di công. Chúng tôi muốn hỏi, sau khi kiểm tra, cho rằng các tiêu chuẩn cần được nâng cao, đó có còn là “Kế hoạch chăm sóc cuộc sống” không? Không quy định bao nhiêu người 1 phòng? Không gian cho mỗi người, bao gồm cả tủ quần áo là 3,6 m²? Nhà vệ sinh và nhà tắm chỉ là “nguyên tắc” trong “Kế hoạch chăm sóc cuộc sống”. Trong thời gian dịch bệnh, nguyên tắc này sẽ được yêu cầu như thế nào? Ngoài ra, đã có di công cho rằng họ lo lắng ký túc xá của họ 10 người 1 phòng, hàng trăm người 1 phòng, vẫn tiếp tục chưa phân luồng, đi làm mà không giảm ca. Khiếu nại của những di công này có thể không được giải quyết ngay tức thì vì lý do trong xưởng “chưa bị nhiễm bệnh”, “chưa đến 100 người” không? Trước tình hình dịch bệnh cấp độ 3 như hiện nay, chính quyền địa phương có nên thống nhất yêu cầu điều chỉnh ký túc xá?

       Trước đây, khi Bộ Lao động đối mặt với vấn đề nhà ở của di công đều dùng lý do sẽ làm tăng gánh nặng cho chủ để trì hoãn xử lý. Tuy nhiên, sự bùng phát dịch tập thể lần này đã làm nổi bật những vấn đề tồn tại. 

       Vào ngày 20/7/2020, tại cuộc họp về việc Bộ Lao động trả lời vấn đề “Công xưởng và nơi ở phải được tách rời” thì ngay cả môi giới cũng đồng ý rằng “Các cơ quan chính phủ nên lập các ký túc xá công lập”. Về lâu dài, các ký túc xá công lập không vì mục đích lợi nhuận, bên cạnh việc khẩn cấp “kiểm tra toàn diện môi trường ký túc xá di công” thì càng cần phải đối mặt và lên kế hoạch, đây mới là trách nhiệm của chính phủ.

       Nguy cơ có thể là một bước ngoặt. Tiền đề là Bộ Lao động và các cơ quan quản lý lao động địa phương không còn tiếp tục đối mặt với các vấn đề như: chỗ ở tạm thời tồi tệ khi vừa đến Đài Loan (bao gồm cả việc đơn giản hóa kiểm tra sức khỏe, thủ tục tại Sở di dân), không gian ký túc xá của các di công ngành công nghiệp kém, điều kiện làm việc của di công giúp việc nhà kém, thậm chí điều cơ bản nhất là số lượng nhân viên song ngữ cũng không đủ.

        Nếu như thông qua dịch bệnh nghiêm trọng để “Đánh giá chung di công toàn Đài Loan” thì ngoài việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp ra, Bộ Lao động đã không nhân cơ hội này để đánh giá và lập kế hoạch một cách toàn diện, thậm chí còn thực hiện các biện pháp thoái lui hơn (như: gần đây cấm lao động giúp việc chuyển sang ngành nghề khác). Như vậy Bộ Lao động không những phải chịu trách nhiệm về các chính sách phân biệt đối xử với di công mà còn vì sự chậm chạp và bất cẩn của họ dự đoán sẽ dẫn đến các thảm họa tiếp theo.

Các nhóm đồng ký kết (tiếp tục cập nhật):
台灣移工聯盟成員團體:海星國際移工服務中心 (Stella Maris)、平安基金會所屬勞工關懷中心(PCT. Peace Foundation Labor and Migrant Workers Concern Centre, LCC)、天主教會新竹教區移民移工服務中心(Hsinchu Migrants and Immigrants Service Center, HMISC)、天主教希望職工中心 (Hope Workers Center, HWC)、天主教台灣明愛會(Caritas Taiwan)、台灣國際勞工協會(Taiwan International Workers Association, TIWA)

其他團體:桃園市家庭看護工職業工會 (Domestic Caretaker Union, DCU)台灣國際移民培力協會 (Taiwan International Migrants Mission, TIMM)桃園市產業總工會(TaoYuan Confederation Trade Union, TYCTU)台灣汽車貨運暨倉儲業產業工會Taiwan Logistics Industrial Union

%d 位部落客按了讚: