“Luật dịch vụ việc làm” đã thực thi 30 năm        Tuyên bố chung của đoàn thể di công

Lật đổ “Chống tự do”, “Chống bình đẳng” và “Chống công khai”  30 năm chính sách di công

Vào cuối những năm 1980, sau khi trải qua “Kỳ tích kinh tế”, trong tình trạng chi phí lao động tăng dần, Đài Loan phải đối mặt với một thời kỳ quan trọng của quá trình chuyển đổi và nâng cấp công nghiệp. Vào thời điểm đó, nhiều người chủ công ty bị thu hút bởi các chính sách ưu đãi của Trung Quốc nên đã “hướng về phía Tây”, nghĩa là rời công ty sang Trung Quốc. Còn những công ty không muốn rời hoặc không thể rời đi được, không thể chuyển đổi sang ngành nghề khác hoặc không muốn chuyển đổi bị coi là “thiếu lao động”. Chính phủ Đài Loan đã tuyển dụng lao động nước ngoài từ Đông Nam Á để làm nguồn “lao động bổ sung”.

Ngày 8/5/1992,  “Luật dịch vụ việc làm” chính thức được ban hành, gồm các quy định về người nước ngoài làm việc tại Đài Loan. Người lao động được chia thành “Công dân trong nước” và “Người nước ngoài”. Người nước ngoài được chia thành “Lao động nước ngoài cổ trắng” (Di công cổ trắng) và “Lao động nước ngoài cổ xanh”  (Di công cổ xanh). Lao động nước ngoài được chia thành “Hợp pháp” và “Bất hợp pháp”. “Luật dịch vụ việc làm” quy định di công cổ xanh “không được đổi chủ”, đặt nền tảng cho “hệ thống lao động nô lệ đương thời”; luật quy định thời hạn làm việc và thân phận của di công chỉ là “khách”; quyền “tuyển dụng” và “quản lý” di công  được giao cho các “môi giới tư nhân” độc quyền theo hướng kiếm lợi.

30 năm đã trôi qua, các đảng phái chính trị đã thay phiên nhau nắm chính quyền và đã tiến hành 9 lần bầu cử các Ủy viên lập pháp. Chính phủ đã nhiều lần tìm kiếm sự công nhận của quốc tế bằng cách “bảo vệ nhân quyền”, ký Công ước Đài Loan “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW), đã thông qua “Luật thực hiện Công ước quốc tế về quyền công dân và chính trị và Công ước quốc tế về quyền kinh tế xã hội văn hóa”. Tuy nhiên, thứ gọi là “lực lượng lao động bổ sung” hiện đã lên tới gần 700, 000 người và từ lâu đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của xã hội Đài Loan. Nhóm người “phi công dân” này không có quyền chính trị, chưa bao giờ được những người nắm quyền và những nhà lập pháp để ý tới, chưa bao giờ được đối xử bình đẳng.

Trong 30 năm qua, chúng ta có thể thấy rõ chính sách của Đài Loan dành cho di công luôn tồn tại 3 điều chống đối, đó là : “Chống tự do”, “Chống bình đẳng”, “Chống công khai”.

“Chống tự do” là gì?

 “Luật dịch vụ việc làm” quy định rõ ràng di công không được phép đổi chủ, buộc di công phải chịu đựng các mối quan hệ lao động không tốt đẹp, mất đi quyền tự do cơ bản nhất để lựa chọn công việc. Di công trở thành phụ kiện của chủ. Ngay cả khi chứng minh được chủ đã vi phạm pháp luật nhưng nếu chủ vẫn không đồng ý cho đổi chủ thì di công vẫn không được đổi chủ và phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp trong gần nửa năm. Đó như là một hình phạt dành cho các di công vì họ đã phản ánh nói ra các vấn đề.

Trong thời gian đại dịch bùng phát vào năm 2021, Chính quyền Trung ương đã cho phép huyện Miêu Lật hạn chế di công ra ngoài, Bộ Lao động đã cấm những người được phép chuyển chủ không được chuyển chủ, hạn chế di công chuyển đổi sang các ngành nghề khác, ngăn cản khán hộ công đổi sang công xưởng để có được môi trường làm việc tốt hơn. Mượn lý do vì dịch bệnh để hạn chế quyền tự do của di công một cách bất hợp pháp.

“Chống bình đẳng” là gì?

Mặc dù di công cũng là  người lao động nhưng bị giới hạn trong việc chỉ được ký “hợp đồng có thời hạn” và chỉ là “được thuê làm không điển hình”. “Di công cổ trắng” cũng là người lao động nhưng không bị giới về số năm được làm việc và có quyền hơn trong công việc và cuộc sống (như quyền đoàn tụ gia đình), thời hạn làm việc của “Di công cổ xanh” ban đầu được 2 năm, cho đến nay là 12 năm, 14 năm và chỉ được coi như là “lao động khách”, cuối cùng cũng phải rời đi.

Trong 30 năm qua, chính phủ cung cấp rất ít các thông tin pháp lý cho di công, ngay cả những luật cơ bản nhất như “Luật dịch vụ việc làm”, “Luật lao động cơ bản” cũng không có phiên bản đa ngôn ngữ trong suốt một thời gian dài, chỉ mấy năm gần đây mới có vì các đoàn thể di công đã có những cuộc biểu tình. Hơn nữa mỗi khi chính sách di công được sửa đổi, chính phủ Đài Loan chưa bao giờ công bố bản dự thảo bằng nhiều thứ tiếng, chứ đừng nói đến việc trực tiếp lấy ý kiến của di công. Di công không chỉ là những “vị khách” cuối cùng sẽ phải rời đi, mà họ luôn bị xếp vào tầng lớp sau của xã hội ngay cả khi đã ở Đài Loan trong một khoảng thời gian dài như vậy.

“Chống công khai” là gì?

Chính phủ Đài Loan cho phép các môi giới tư nhân độc quyền thị trường việc làm của di công.

Trong quá trình tuyển dụng vô cùng phức tạp, môi giới đã lợi dụng sự khác biệt về ngôn ngữ và ít khả năng tiếp cận với thông tin của di công để cố tình trục lợi từ di công.

Trước khi đến Đài Loan, di công buộc phải vay nợ để nộp những khoản “phí môi giới” rất lớn, sau khi đến Đài Loan hàng tháng phải trả “phí dịch vụ” mà không được phục vụ, chuyển chủ phải trả “phí mua việc làm”.

Chính phủ đã giảm bớt trách nhiệm phục vụ của chính mình. Trung tâm tuyển dụng trực tiếp thực tế không hoạt động gì trước đại dịch và cho đến nay tất cả các Trung tâm dịch vụ việc làm không có một nhân viên song ngữ nào. Môi giới tư nhân bóc lột những người có hoàn cảnh khó khăn nhất là di công. Thông qua  thứ gọi là “cơ chế thị trường”, chính phủ trốn tránh trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động xuyên quốc gia, khiến chủ và di công không nhận được sự phục vụ của các ban ngành khi họ muốn từ chối không thông qua các môi giới bóc lột.

Ngoài ra, vì Đài Loan không có “hệ thống chăm sóc dài hạn” vào những năm 1990, nên đã mở cửa cho các gia đình được tuyển di công giúp việc nhà, đẩy trách nhiệm “chăm sóc dài hạn” cho mỗi gia đình.

Đồng thời, di công giúp việc nhà rơi vào tình trạng làm việc không được pháp luật bảo vệ, phải đối mặt với thời gian làm việc 24/24 giờ, không có quyền nghỉ ngơi và lương thấp hơn mức lương cơ bản, trong môi trường làm việc đẫm mồ hôi họ đã gánh vác 30% nhu cầu chăm sóc dài hạn của Đài Loan. “Dịch vụ chăm sóc dài hạn” đã được chuyển đổi từ “10 năm chăm sóc dài hạn” sang “Chăm sóc dài hạn 2.0” và được quảng cáo rầm rộ nhưng trên thực tế vẫn có hơn 200, 000 di công giúp việc nhà làm việc trong các gia đình cá nhân.

Trong 30 năm qua, chính sách của di công đều dựa trên  “Chống tự do”, “Chống bình đẳng” và “Chống công khai”. Mỗi khi thảo luận đến vấn đề cải cách các chính sách liên quan đến di công thì vô cùng chậm, nhưng ngược lại các chế độ liên quan đến nhu cầu của chủ thì nhanh chóng được thông qua, thậm chí đôi khi bằng cách lật lại các quyền liên quan đến di công.

Vào năm 2016, Viện Lập pháp đã hủy bỏ quy định di công mãn hạn hợp đồng “3 năm xuất cảnh 1 ngày” nhằm giải quyết vấn đề chủ thiếu lao động. Nhìn thì có vẻ chủ và lao động “đôi bên cùng có lợi” nhưng sau đó di công đã bị thu “phí mua việc làm”. Chính phủ Đài Loan vẫn im lặng và không có biện pháp nào để giải quyết.

Vào năm 2019, để giảm chi phí cho chủ của những di công làm nghề đánh cá, chính phủ đã bỏ qua không thực hiện các vấn đề về tăng ca, thời gian nghỉ và vấn đề chỗ ở mà các di công làm nghề đánh cá đã được Luật lao động tiêu chuẩn bảo vệ rõ ràng. Thông qua mệnh lệnh hành chính, đã liệt kê các di công làm nghề đánh cá vào cơ chế 84-1, điều này một lần nữa làm trầm trọng thêm các vấn đề về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của di công làm nghề đánh cá.

Năm ngoái, trước tình trạng “thiếu nhân công” do dịch bệnh gây ra, Bộ Lao động đã nhanh chóng sửa đổi các biện pháp nhằm “kiềm chế” di công giúp việc nhà được chuyển sang công xưởng. Năm nay dưới sức ép của tình trạng chủ thiếu nhân công, Viện hành chính nhanh chóng đưa ra “Phương án giữ nhân tài di công làm việc lâu dài”, bỏ qua quy trình thảo luận dân chủ. Thoạt nhìn, “Phương án giữ nhân tài di công làm việc lâu dài” cũng có lợi cho di công nhưng nó vẫn tiếp tục xoay quanh “Chống tự do”, “Chống bình đẳng”, “Chống công khai”. Ví dụ: Đăng ký để trở thành “Nhân tài kỹ thuật bậc trung” phải do chủ đề xuất, “Nhân tài kỹ thuật bậc trung” vẫn không được tự do đổi chủ, môi giới tư nhân vẫn có chỗ đứng, di công làm công việc phục vụ việc nhà tại các gia đình cá nhân dù trở thành “Nhân tài kỹ thuật bậc trung” nhưng ngay cả quyền nhận lương cơ bản cũng không có.

Trong 30 năm qua, các đoàn thể di công đã được thành lập với nhiều ý tưởng khác nhau, đã tiếp cận và phục vụ di công từ nhiều khía cạnh khác nhau, phát hiện và cố gắng giải quyết các vấn đề lớn và nhỏ mà họ phải đối mặt tại Đài Loan, đồng thời không ngừng lên tiếng và vận động theo nhiều cách để tìm sự bình đẳng và tôn trọng của xã hội Đài Loan dành cho di công. Khi “Luật dịch vụ việc làm” đã được thực thi 30 năm, chính sách liên quan đến di công vẫn chỉ dừng lại ở cách làm lạc hậu của 30 năm trước. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc cần phải xem xét lại toàn diện.

Lúc này, khi “Luật dịch vụ việc làm” đã được thực thi 30 năm, chúng tôi cho rằng chính sách liên quan đến di công cần được kiểm tra lại và cải cách kỹ lưỡng thông qua ba khía cạnh:

  1. Lao động phải tự do: Di công nên có quyền tự do đổi chủ, phản đối đường hướng chính sách coi di công là phụ kiện của chủ.
  • Quyền lợi phải bình đẳng: Cung cấp thông tin và dịch vụ đa ngôn ngữ chính xác cho di công, hủy bỏ sự phân biệt đối xử giữa “Di công cổ trắng” và “Di công cổ xanh”.
  • Phục vụ phải công khai: Phản đối môi giới tư nhân độc quyền thị trường việc làm của di công, bóc lột di công; năng lực chăm sóc dài hạn của chính phủ phải được mở rộng và tất cả di công khán hộ công nên được đưa vào lực lượng lao động chăm sóc dài hạn.

Chúng tôi cho rằng các chính sách về di công không nên hy sinh các quyền lợi cơ bản của người lao động để chăm lo cho lợi ích của chủ; chúng tôi phản đối chính sách di công phân biệt đối xử những người lao động, không những được trả lương bình đẳng mà còn bình đẳng cả về quyền lợi; chúng tôi cho rằng chính phủ phải có trách nhiệm phục vụ cộng đồng chứ không phải cai trị cơ chế thị trường, bóc lột những người ở tầng lớp thấp là di công; chúng tôi yêu cầu kiểm tra toàn diện chính sách di công. Đối xử bình đẳng với di công, bảo vệ phẩm giá lao động!

Lao động phải tự do! Quyền lợi phải bình đẳng! Phục vụ phải công khai!

共同聲明團體:

台灣移工聯盟MENT(Migrant Empowerment Network in Taiwan)
成員團體:
– 海星國際移工服務中心(Stella Maris)
– 平安基金會所屬勞工關懷中心(PCT. Peace Foundation Labor and Migrant Workers Concern Centre, LCC)
– 天主教會新竹教區移民移工服務中心(Hsinchu Migrants and Immigrants Service Center, HMISC)
– 天主教希望職工中心 (Hope Workers Center, HWC)
– 天主教台灣明愛會(Caritas Taiwan)
– 台灣國際勞工協會(Taiwan International Workers Association, TIWA)
財團法人天主教耶穌會台北新事社會服務中心 / Rerum Novarum Center
桃園市家庭看護工職業工會 / Domestic Caretaker Union (DCU)
Rumahku
1095
越在嘉文化棧Khuôn viên văn hoá Việt Nam
宜蘭縣漁工職業工會Yilan Migrant Fishermen Union
台灣人權促進會 Taiwan Association for Human Rights
桃園市群眾服務協會 Serve the People Association, Taoyuan (SPA)
在台印尼勞工組織 Ikatan Pekerja Indonesia di Taiwan (IPIT)
全國家戶勞動產業工會 National Domestic Workers’ Union
印尼勞工團結組織 Gabungan Tenagakerja bersolidaritas (GANAS Community)
VMWIO天主教新竹教區越南移工移民辦公室Vietnam Migrant Workers and Immigration Office

連署聲援團體:

婦女新知基金會 Awakening Foundation
台灣性別人權協會 Gender/Sexuality Rights Association, Taiwan
臺北市藝術創作者職業工會 TAIPEI ArtCreator Trade Union
境外生權益小組 Taiwan International Student Movement
社團法人台灣綠色公民行動聯盟協會 Green Citizens’ Action Alliance, Taiwan
人權公約施行監督聯盟 / Covenants Watch
環境權保障基金會 Environmental Rights Foundation
桃園市產業總工會 Taoyuan Confederation of Trade Union
台灣非營利組織產業工會 Taiwan Not-for-Profit Organization Industrial Union
台灣青年勞動九五聯盟 Taiwan Youth Labor Union 95
台灣電子電機資訊產業工會 Taiwan industrial union of Electronics, Electrical and Information Technology
行無礙資源推廣協會 Taiwan Access for All Association
台灣鐵路產業工會 Taiwan Railway Union
台灣工作傷害受害人協會 Taiwan Association for Victims of Occupational Injuries
台灣同志諮詢熱線協會 Taiwan Tongzhi (LGBTQ+) Hotline Association
新移民勞動權益促進會 New Immigrant Labor Rights Association
勞動人權協會Labor Rights Association
女性勞動者權益促進會
新活力自立生活協會New Vitality Independent Living Association
台灣高等教育產業工會Taiwan Higher Education Union(THEU)

%d 位部落客按了讚: